Màn hình Macbook luôn được đánh giá cao về chất lượng hiển thị và màu sắc trung thực nên chi phí để thay thế và sửa chữa nó cũng khá cao. Do đó trong trường hợp sử dụng Macbook trong thời gian dài hoặc khi mua Macbook cũ bạn nên kiểm tra màn hình để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt và không gặp các lỗi về màn hình. Hôm nay allmac dịch vụ Sửa Macbook Đà Nẵng sẽ hướng dẫn cách test màn hình Macbook cho bạn nhé!
Hướng dẫn cách test màn hình Macbook
Khi mua hoặc khi sử dụng Macbook trong thời gian dài mà không check mẫu Macbook cẩn thận, khách hàng rất dễ gặp phải tình trạng sau:
- Lỗi chảy mực: Khi bạn lỡ tác động mạnh lên thiết bị, màn hình sẽ xuất hiện những đốm tròn có màu tím đậm. Đây là hiện tượng chảy mực và chúng thường xuyên xuất hiện nếu như màn hình của bạn bị vỡ.
- Chết Pixel: Màn hình của Macnook là sự phát sáng của rất nhiều Pixel. Lỗi chết Pixel được thể hiện khi màn hình xuất hiện đốm đen nhỏ do chúng không phát sáng được nữa.
- Stuck Pixel: Thông thường những Pixel trên màn hình Macbook sẽ thể hiện được dải màu RGB – Xanh biển, xanh lá, đỏ. Tuy nhiên, nếu như một Pixel nào đó bị kẹt (Stuck) thì Pixel đó sẽ chỉ hiển thị một màu bị kẹt đó thôi. Điều này đồng nghĩa với việc màn hình của bạn luôn có một điểm Pixel hiển thị một kiểu màu và chúng không tuân theo tín hiệu đầu vào.
- Màn hình bị chớp: Lỗi này có thể là do ảnh hưởng từ phần cứng và nguyên nhân chủ yếu là lỗi do bo mạch.
- Màn hình bị sọc: Đây cũng là lỗi do ảnh hưởng từ phần cứng và thường chủ yếu là do dải đèn LED chiếu sáng cho màn hình đã bị chết.
- Hiển thị bị lệch màu sắc: Sau một thời gian sử dụng, những Pixel trên màn hình Macbook sẽ không còn hiển thị tốt theo thời gian và những màu sắc thông thường có thể sẽ bị lệch đi, không đúng với màu thật.
Kiểm tra hình thức bên ngoài
Để test màn hình Macbook nhanh nhất, việc đầu tiên cần thực hiện là kiểm tra hình thức bên ngoài. Người dùng cần quan sát hình dáng bên ngoài của màn hình để đảm bảo nó vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn, không bị cấn móp và trầy xước. Tiếp theo, bạn hãy quan sát kỹ càng và chắc chắn màn hình không gặp các lỗi như sọc xanh, có điểm chết pixel, màn hình bị ố vàng và hình ảnh hiển thị bị nhòe, mất nét. Cuối cùng, bạn nên chuyển màn hình về các màu đơn sắc để chắc chắn màn hình vẫn hiển thị sắc nét và đều màu.
Kiểm tra thủ công bằng lệnh Terminal
Khi sử dụng MacBook bạn sẽ được hỗ trợ tối đa các chức năng kiểm tra linh kiện trên máy một cách tối ưu nhờ sự thông minh của hệ điều hành MacOS. Dưới đây là cách test màn hình Macbook bằng lệnh Terminal:
- Bước 1: Mở Terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím ⌘ + Spacebar hoặc gõ “Terminal” trong ô Spotlight. Bạn có thể tìm thấy và mở Terminal trong mục Menu Utilities.
- Bước 2: Thực hiện Copy và Paste dòng lệnh sau vào Terminal và nhấn Enter: ioreg -lw0 | grep \”EDID\” | sed “/[^<]*
- Bước 3: Khi dòng lệnh chạy xong, bạn sẽ nhận được kết quả là những dòng mã linh kiện của nhà sản xuất màn hình. Từ những kết quả đó, bạn có thể truy xuất được nguồn gốc linh kiện màn hình có chính hãng hay không. Đây cũng là cách kiểm tra màn hình MacBook zin hay không.
Kiểm tra màn hình Retina
Tất cả màn hình Macbook Pro và Macbook Air của Apple đều được trang bị màn hình Retina chất lượng cao cho hình ảnh sắc nét, trung thực. Để kiểm tra màn hình Macbook đang dùng có phải là màn hình Retina hay không, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nhấp vào logo quả táo Apple bên góc trái màn hình, tiếp theo tìm đến mục About This Mac trong thanh Menu.
- Bước 2: Sau đó, trong bảng điều khiển bạn hãy chọn mục Tổng quan. Trong bảng thông tin hiển thị ở mục Displays, bạn sẽ thấy dòng Built-in Retina LCD nếu máy của bạn trang bị màn hình Retina.
Phần mềm kiểm tra điểm chết
Để test điểm chết màn hình Macbook bạn nên sử dụng phần mềm Dead Pixel Locator. Đây là một phần mềm rất chuyên nghiệp được thiết kế riêng cho việc test màn hình máy tính (màn hình LCD hoặc có thể là Plasma). Phần mềm này không cần phải cài đặt khi sử dụng, tải về và chạy nó lên là bạn có thể sử dụng được. Phần mềm Dead Pixel Locator được phát triển hoàn toàn miễn phí và chỉ để phục vụ cho công việc test lỗi màn hình.
Phần mềm kiểm tra tần số quét
Tần số quét màn hình MacBook là số lượng khung hình màn hình laptop nhận được trong vòng 1 giây và được tính bằng đơn vị Hz. Ví dụ: MacBook của bạn có tần số quét là 60 Hz, điều đó có nghĩa là màn hình sẽ hiển thị 60 khung hình/giây.
Để kiểm tra tần số quét màn hình MacBook bạn có thể sử dụng phần mềm Custom Resolution Utility (CRU). Đây là một trong những phần mềm miễn phí phổ biến nhất hiện nay và dễ sử dụng.
Phần mềm kiểm tra card màn hình
Ngoài những cách trên, người dùng Macbook có thể kiểm tra chất lượng xuất hình của GPU bằng Cinebench R15. Đây là công cụ đánh giá hiệu năng của card đồ họa sử dụng OpenGL. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí, giao diện khá thân thiện và dễ dàng thao tác. Bạn nên test card màn hình khi màn hình Macbook bị giật nhấp nháy thỉnh thoảng hoặc liên tục.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra, thay sửa các dòng Macbook cứ liên hệ allmac dịch vụ Sửa chữa Macbook Đà Nẵng của chúng tôi.